Có lẽ đường ống bê tông là vị trí thi công được nhiều người quan tâm bởi đây là vị trí thường dễ tiếp xúc với các loại hóa chất với các mức độ khác nhau. Và nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ đúng cách và thích hợp với môi trường này thì những loại hóa chất đó sẽ thấm vào chất nền khiến lớp bê tông của đường ống bị hỏng hoặc thậm chí là làm ô nhiễm đất và môi trường. Một trong những vật liệu giúp bảo vệ đường ống tránh khỏi những tác động xấu đó phải kể đến loại sơn Epoxy. Chính vì vậy, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức về sơn Epoxy cho đường ống ngay nhé!
1. Tại sao bạn nên thi công sơn epoxy cho đường ống?
Đường ống bị ăn mòn là một trong những nguyên nhân chính làm đường ống bị hư hỏng. Vì vậy, công tác chống ăn mòn được quan tâm rất nhiều ở hiện nay. Nó ảnh hưởng rất lớn kể cả trong giai đoạn thiết kế lẫn thi công và vận hành đường ống.
Để đường ống có thể hoạt động an toàn và trôi chảy sau này thì đường ống đó cần được bảo vệ khỏi sự ăn mòn cả bên trong lẫn bên ngoài. Thi công sơn epoxy có khả năng bảo vệ từ bên trong bể chứa. Do đó nó được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều nhà thầu lựa chọn.
Ngoài ra, sơn Epoxy có bảng màu khá đa dạng trên thị trường giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.
Bên cạnh đó sơn Epoxy có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: đường ống dẫn, bể xử lý nước thải, bể chứa dung dịch, ứng dụng cho các loại máy móc trong phòng thí nghiệm và bệnh viện, ứng dụng cho phòng xét nghiệm, phòng thực hành y tế, các thùng chứa hóa chất…
2. Nên thi công loại sơn Epoxy nào cho đường ống?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đường ống sau này có thể nói tới việc lựa chọn loại sơn nào dùng để thi công. Việc lựa chọn loại sơn kháng hóa chất nào để phù hợp thi công cho đường ống phụ thuộc vào môi trường, bề mặt chất nền và tần suất tiếp xúc hóa chất. Và tùy theo mức độ cũng như yêu cầu và loại hóa chất cần chống ăn mòn mà bạn nên chọn loại sơn chịu hóa chất sao cho phù hợp. Vì vậy bạn có thể tham khảo những loại sơn dưới đây như:
Sơn chống hóa chất: là loại sơn nền epoxy chuyên dụng và được thiết kế dành cho các loại sàn nhà xưởng hoặc những nơi thường xuyên phải chịu tác động của các loại axit có nồng độ khác nhau hoặc các loại hóa chất ăn mòn khác nhau nhằm bảo vệ bề mặt vật liệu được sơn phủ.
Sơn Pu – Polyurethane: Đây cũng là loại sơn thông dụng trong thị trường được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sở dĩ nó trở nên phổ biến như vậy vì nó có nhiều ưu điểm nổi bật và có lợi thế vượt trội hơn so với sơn epoxy vì sơn PU dựa trên trên công thức kháng hóa chất ở nhiệt độ cao. Chính vì thế nó có thể chịu được cả các chất hữu cơ axit, kiềm hay dầu. Loại sơn này cũng được sử dụng cho bề mặt thép, kim loại và bê tông.
>> Có thể bạn quan tâm:
3. Quy trình thi công sơn Epoxy cho đường ống đúng cách.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt đường ống.
Có lẽ đây là công đoạn quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của đường ống sau này. Đầu tiên bạn cần xử lý bề mặt cần thi công sao cho sạch sẽ để tạo được độ bám dính tốt.
Nếu bề mặt thi công xuất hiện những vị trí lồi lõm thì bạn nên sử dụng những loại dụng cụ chuyên dụng như: máy mài nền đĩa kim cương, máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch bề mặt và tạo độ nhám cho bề mặt. Sau đó sử dụng chất putty để trám những chỗ lồi lõm.
Bước 3: Tiến hành sơn lớp lót
Lớp sơn lót cần được tiến hành một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi lớp sơn lót chính là nhân tố kết dính giữa các lớp sơn sau với bề mặt thi công được bám dính tốt hơn. Ngoài ra, lớp sơn này còn có khả năng bảo vệ và làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
Bạn có thể sử dụng những loại dụng cụ thi công chuyên dụng như: rulo và súng phun để sử dụng cho nền kim loại sẽ phù hợp và đạt kết quả cao hơn.
Bước 4: Tiến hành sơn lớp phủ
Do đây là bước sơn cuối cùng trong quá trình thi công sơn vì thế bạn cần thi công một cách tỉ mỉ nhằm hoàn thiện mặt sàn giúp lớp bảo vệ vững chắc.
Trên đây là những kiến thức về sơn Epoxy cho đường ống. Hy vọng với những kiến thức có thể giúp bạn thi công thành công nhé!
>> Xem thêm: Lựa chọn sơn nền nhà xưởng cho nhà xưởng, khu công nghiệp