Tình trạng thấm dột xảy ra đối với những công trình nhà ở nói riêng và các công trình xây dựng khác nói chung là khái niệm không còn mấy xa lạ hiện nay. Với thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam, lượng mưa lớn, độ ẩm cao khiến cho công trình nhanh chóng và xuống cấp, tình trạng thấm dột xảy ra thường xuyên. Tuy hiện tại có nhiều vật liệu cũng như kỹ thuật chống thấm hiệu quả nhưng vẫn không khắc phục triệt để được tình trạng này. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu những sai lầm khi xử lý chống thấm khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên và tồi tệ hơn.
1. Sử dụng sai vật liệu chống thấm
Trong thi công chống thấm, tuỳ vào vị trí và tình trạng chống thấm của công trình mà dựa vào đó bạn có thể lựa chọn được vật liệu chống thấm tốt nhất, tối ưu hiệu quả chống thấm cho công trình của mình.
Việc sử dụng sai vật liệu chống thấm khiến cho công đoạn thi công chống thấm không đạt được hiệu quả như ý muốn, còn có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến cho công trình xây dựng của bạn trở nên tồi tệ và thấm dột nhiều hơn.
Tuỳ vào từng vị trí tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà tắm, nhà vệ sinh, sàn mái sân thượng… bạn cần phải lựa chọn những vật liệu chống thấm có tính đàn hồi cao, thành phần gốc chống thấm an toàn, chịu được tác động nước lớn.
Những vật liệu chống thấm thường dùng hiện nay như màng chống thấm, vữa xi măng, sơn chống thấm, và keo chống thấm cần lựa chọn đúng bề mặt và tính trạng thấm dột để thi công một cách hiệu quả nhất.
2. Cắt bớt quy trình thi công và giảm số lượng vật liệu
Việc cắt bớt, rút gọn các quy trình thi công chống thấm chính là một trong những sai lầm lớn nhất khiến cho ngôi nhà của bạn lâm vào tình cảnh tồi tệ hơn.
Mỗi vật liệu chống thấm đều được pha trộn theo tỉ lệ hướng dẫn in trên bao bì và cần tuân thủ pha trộn đúng định mức, việc cắt bớt nguyên vật liệu chống thấm khiến cho công trình chống thấm giảm chất lượng hoặc có thể không có tác dụng đối với một số vật liệu và bề mặt.
Việc thi công chống thấm đúng quy trình kỹ thuật và định mức chống thấm tốt nhất là điều giúp khắc phục tình trạng chống thấm một cách tốt nhất, tối ưu công dụng.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm ngoài trời hãng nào tốt nhất ?
3. Thi công chống thấm sai kỹ thuật
Đối với chống thấm, một số vị trí đặc biệt đòi hỏi kỹ thuật thi công chống thấm chính xác, đạt chuẩn như chống thấm cổ ống, chống thấm sân thượng. Việc thi công đúng kỹ thuật giúp khắc phục triệt để giúp mang lại hiệu quả chống thấm an toàn, hiệu quả nhất cho công trình nhà bạn.
Nếu xử lý chống thấm sai, rất dễ khiến cho ngôi nhà của bạn xảy ra tình trạng thấm dột nặng nề hơn, có thể ngấm và các kết cấu công trình khác, gây ra mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
4. Không chuẩn bị kỹ lưỡng bề mặt thi công
Sai lầm khi không chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm một cách an toàn, hiệu quả gây ra nhiều hậu quả khó lường đối với công trình nhà bạn. Một quy trình thi công chống thấm tốt nhất cần đảm bảo tối ưu ngay từ công đoạn xử lý bề mặt chống thấm mới có thể tiến hành xử lý tốt công đoạn chống thấm về sau.
Đặc biệt đối với những công trình nhà cũ có bề mặt thi công tường đã bị lão hoá, tường bị bong tróc nặng và có vết rạn nứt lớn cần đảm bảo xử lý bề mặt một cách tốt nhất mới có thể đem lại hiệu quả xử lý chống thấm tốt. Lời khuyên tốt nhất cho bạn khi xử lý bề mặt thi công chống thấm đó chính là tiến hành kiểm tra tất cả những lỗi của bức tường, tiến hành xịt rửa để lộ ra những ưu điểm một cách rõ ràng nhất. Những khe hở, vết rạn, nét công trình lớn cần được xử lý bằng bột bả trét trám kín khuyết điểm, tiến hành đục diện rộng và thi công trát xi măng, bột bả cho bề mặt.
5. Sử dụng vữa và xi măng ngăn thấm dột
Nhiều người hiện nay khi gặp phải tình trạng thấm dột đều tự ý xử lý chống thấm bằng cách dùng vữa trộn xi măng trộn lại sau đó trát lên bề mặt tường. Biện pháp này tuy có thể sử dụng nhưng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời và thường hạn chế hiệu quả đối với một số bề mặt cần chống thấm. Về lâu dài, biện pháp này không những không khả thi mà còn gây tốn kém cả về thời gian lẫn công sức khiến bạn thi công xử lý chống thấm tốn kém, không hiệu quả.
Bản chất vữa và xi măng khi trộn lại để bên ngoài môi trường sẽ xảy ra tình trạng đông cứng, bản chất của vật liệu này dễ thấm hút nước những khi tiếp xúc bên ngoài môi trường sẽ có những biến đối và xảy ra hiện tượng co ngót. Khi tiến hành thi công nên công trình về lâu dài khiến cho công trình có thể bị nứt vỡ, khiến cho nước từ vết nứt đó ngấm sâu vào công trình và khiến cho công trình của bạn trông mất thẩm mỹ và nhanh xuống cấp hơn.
Bài viết trên đây nêu lên những sai lầm thường mắc phải khi xử lý chống thấm khiến cho công trình thi công của bạn không đạt được kết quả như mong muốn. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nắm rõ và tránh những sai lầm đó giúp cho công trình nhà ở của mình được thi công chống thấm an toàn, hiệu quả tối ưu nhất.
>> Xem thêm: